Theo Tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần thứ 22 đến trước tuần 37 của thai kỳ tính theo kinh cuối cùng.
Trẻ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong và mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ đẻ đủ tháng, nguy cơ cao bị di chứng thần kinh với tỷ lệ 1/3 trước tuần 32, giảm xuống 1/10 sau 35 tuần.
Dự phòng và điều trị dọa đẻ non – đẻ non luôn là một vấn đề quan trọng đối với sản khoa, sơ sinh và toàn xã hội.
Tại Việt nam, chưa có thống kê trên toàn quốc, nhưng theo những nghiên cứu đơn lẻ, tỷ lệ đẻ non khoảng 8-10%. Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới WHO năm 2014, trẻ sơ sinh được phân loại như sau:
- Sinh cực non: < 28 tuần
- Sinh rất non: từ 28 – < 32 tuần
- Sinh non trung bình: từ 32 – 33 tuần 6 ngày
- Sinh non muộn: từ 34 – 36 tuần 6 ngày
- Thai gần đủ tháng: từ 37 – 38 tuần 6 ngày
- Thai đủ tháng: từ 39 – 41 tuần.
- Các yếu tố nguy cơ của bà mẹ có thể gây sinh non
- Bà mẹ có tiền sử sinh non
- Tuổi mẹ < 17 hay >35
- Mẹ suy dinh dưỡng (BMI <18,6)
- Hút thuốc, uống rượu
- Đa thai, chuyển nhiều phôi trong thụ tinh ống nghiệm
- Tử cung dị dạng
- Viêm cổ tử cung, viêm màng ối, viêm âm đạo.
- Hở eo tử cung, chiều dài kênh cổ tử cung ngắn …
- Các triệu chứng của dọa đẻ non
- Trong hầu hết các trường hợp, chuyển dạ sinh non bắt đầu bất ngờ và không rõ nguyên nhân. Giống như chuyển dạ thường, các dấu hiệu chuyển dạ sớm bao gồm:
- Các cơn gò tử cung: 4 cơn gò tử cung trong 20 phút hay 8 cơn gò tử cung trong 60 phút;
- Cổ tử cung mở ≥ 2 hoặc xoá mỏng ≥ 80%;
- Có sự tiến triển cổ tử cung được ghi nhận bởi một người khám qua nhiều lần;
- Vỡ ối;
- Thay đổi dịch tiết âm đạo (tăng đáng kể lượng dịch tiết ra hoặc chất lỏng bị rò rỉ hoặc chảy máu từ âm đạo);
- Áp lực vùng chậu, cảm giác em bé đang dần tụt xuống;
- Đau lưng nhẹ, âm ỉ;
- Đau quặn bụng có hoặc không kèm theo tiêu chảy.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của chuyển dạ sinh non, hãy nhanh chóng liên hệ với bệnh viện có chuyên gia giỏi và đầy đủ trang thiết bị hồi sức trẻ sinh non để được cấp cứu đúng cách, phòng ngừa biến chứng cho trẻ.
- Các biện pháp giảm nguy cơ
Phụ nữ mang thai có thể thực hiện các biện pháp sau đây để có thể giảm nguy cơ sinh non:
- Hướng dẫn sản phụ các yếu tố nguy cơ.
- Chế độ ăn uống hợp lý, đầy dủ dinh dưỡng.
- Không hút thuốc uống rượu, nghỉ ngơi nhiều, giảm vận động nặng.
- Hạn chế số lượng phôi chuyển ở những phụ nữ có hỗ trợ sinh sản nhằm hạn chế đa thai.
- Tầm soát và điều trị viêm cổ tử cung ở tuổi thai từ 24 – 28 tuần.
- Khâu vòng cổ tử cung hoặc dùng Pessary cổ tử cung dự phòng hoặc nếu có hở eo tử cung.
- Phòng ngừa bằng Progesteron (ở sản phụ có tiền căn sinh non, cổ tử cung ngắn).
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đã điều trị thành công nhiều trẻ sơ sinh cực non, bé sơ sinh 25 tuần – 28 tuần, cân nặng 500g – 700g, thở máy cao tần HFO.
Bé Hà Văn Kiệt sinh non ở tuần 25, cân nặng 500gr, xuất viện khi đủ 1900g
Phòng chăm sóc trẻ sinh sơ sinh non tháng
Phương pháp Kangaroo với trẻ sinh non
Hiện nay, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh đã triển khai gói chăm sóc mẹ bầu – quản lý thai nghén từ khi mới có bầu đến khi sinh con. Mẹ bầu sẽ được các bác sĩ chuyên môn cao chăm sóc, theo dõi sức khỏe, được thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán tại các mốc quan trọng 12 tuần, 16 tuần, 22 tuần, 32 tuần và đến khi sinh nở. Quý khách hàng có nhu cầu khám, chữa bệnh liên hệ:
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh, đường Huyền Quang, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 0888657765
Hotline Bệnh viện: 1900588827
Website: http://benhviensannhibacninh.vn/.
Fanpage Bệnh viện: https://www.facebook.com/benhviensannhitinhbacninh
Thạc sĩ – Bác sĩ. Nguyễn Thị Nguyệt – Phòng KHTH