Luồng trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bất thường thường gặp nhất ở trẻ bú mẹ. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản thường là chẩn đoán lâm sàng nhưng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay không có xét nghiệm nào được coi là tiêu chuẩn vàng của chẩn đoán. Việc chẩn đoán và điều trị trào ngược dạ dày thực quản mấy năm gần đây có nhiều thay đổi và cập nhật mới.
Triệu chứng lâm sàng
- Triệu chứng điển hình của trào ngược DD-TQ (rát bỏng sau xương ức, nôn trớ) khó đánh giá ở trẻ nhỏ.
- Răng miệng : phá hủy men răng do acid, sâu răng, hơi thở hôi
- Các triệu chứng đe dọa tính mạng : chậm nhịp tim, xanh xao, tím tái
- Các triệu chứng hô hấp : ho vào lúc ngủ về đêm, khò khè hoặc ho ông ổng, thở rít và viêm thanh quản.
- Biểu hiện nhai lại (BN chậm phát triển tâm thần)
- Chảy dãi, nôn trớ sau ăn 1-2 giờ
- Ợ nóng, rát bỏng sau xương ức
- Viêm thực quản: quấy khóc, kích thích (trẻ chưa nói được)
- Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng
- Nấc, rối loạn giấc ngủ
Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
- Viêm xoang, viêm tai mũi họng , mòn răng
- Viêm thực quản, chít hẹp thực quản
- Viêm phổi, dãn phế quản
- Triệu chứng hô hấp
- Một số biến chứng khác: khàn tiếng, sụt cân, suy dinh dưỡng…
Dấu hiệu hô hấp gợi ý trào ngược dạ dày thực quản
- Nôn, khò khè 3 giờ đầu khi ngủ
- Viêm thanh quản, hen không rõ nguyên nhân
- Điều trị trào ngược DD-TQ giảm triệu chứng hô hấp, giảm liều corticoids, ngừng điều trị trào ngược triệu chứng hô hấp tái diễn
- Đo pH thực quản thấy có mối liên hệ nhân quả
Xét nghiệm chẩn đoán trào ngược
Siêu âm thực quản
- Đánh giá mối liên quan giữa trào ngược và thời gian làm rỗng thức ăn trong dạ dày trước và sau khi cho trẻ ăn
- Đánh giá số lượng luồng trào ngược trong thời gian 10 phút
- Trào ngược nhẹ : < 3 luồng trào ngược/10phút
- Trào ngược vừa : 4-6 luồng trào ngược/10phút
- Trào ngược nặng: >6 luồng trào ngược/ 10phút
- Đánh giá chiều dài, kích thước, độ dày của thành thực quản và lớp niêm mạc thực quản
- Ưu điểm : là phương pháp hiệu quả và an toàn trong tiếp cận chẩn đoán nôn trớ ở trẻ em
- Độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm siêu âm
Ngoài ra còn có 1 số phương pháp khác như: Nội soi thực quản dạ dày tá tràng, Đo pH thực quản, Chụp lưu thông thực quản dạ dày tá tràng (transit), Chụp thực quản…
Chẩn đoán phân biệt
- Viêm, loét dạ dày tá tràng.
- Hen phế quản
- Rối loạn nhu động thực quản.
- Viêm thực quản.
- Dị ứng thức ăn.
- Thoát vị qua khe thực quản.
- Bất thường sự quay cuốn của ruột.
- Rối loạn nhu động ruột.
- Rò khí thực quản.
Điều trị
Mục tiêu:
- Giảm các triệu chứng
- Giúp trẻ phát triển bình thường
- Điều trị lành các ổ viêm
- Phòng ngừa các triệu chứng hô hấp
- Ngăn ngừa các biến chứng khác
Điều trị không dùng thuốc
- Quan sát và hướng dẫn cách cho trẻ ăn.
- Chăm sóc trẻ cẩn thận sau khi cho ăn.
- Tư thế để hạn chế nôn trớ: bế thẳng sau khi cho trẻ ăn, nằm kê cao vai gáy.
- Chế độ ăn: cho ăn lượng nhỏ, tăng số lần ăn và cho ăn thức ăn đặc với ngũ cốc.
- Trẻ lớn hơn: cần hạn chế khoai tây, các sản phẩm có chứa cam quýt, nước quả, bạc hà, sôcôla, các dung dịch đồ uống có chứa cafein.
- Chế độ ăn cần hạn chế chất béo vì chất béo làm kéo dài thời gian làm rỗng dạ dày.
Thuốc điều trị
Thuốc kháng acid dạ dày
- Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole.
Thuốc ức chế bơm proton
- Hạ bậc: Bắt đầu với PPI, Duy trì sự cải thiện với PPI, Chuyển điều trị bằng kháng H2
- Nâng bậc: Bắt đầu với kháng H2, Không đáp ứng → PPI, Không đáp ứng → tăng liều PPI
Thuốc làm giảm nhu động ruột
- Cải thiện khả năng làm rỗng dạ dày và giúp làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới → góp phần cải thiện triệu chứng
- Domperidol maleat (Motilium): 0,4 – 2mg/kg/24h, 2-4 lần
- Metoclopramide (Primperan): 0,1 – 1mg/kg/24h, 2-4 lần
Bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hydroxit nhôm, magie (Phosphalugel, Maalox): 1mg/kg/lần x 2-3 lần/ngày
- Thuốc bọc niêm mạc (Smectite): 1-3 gói/ngày
- Sucrafat: 1-3 gói/ngày
Phẫu thuật
- Thất bại với các phương pháp điều trị nội khoa.
- Phụ thuộc vào điều trị và điều trị nội quá dài.
- Hen dai dẳng và viêm phổi tái diễn
Trào ngược sinh lý là vấn đề thường gặp ở trẻ và tự hồi phục sau 18 tháng. Biểu hiện lâm sàng biệnh trào ngược ở trẻ em khá đa dạng. Khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bác sỹ CK II. Vũ Thị Thanh Hiếu – Phòng Kế hoạch tổng hợp