Táo bón được coi là một vấn đề lớn trong sức khoẻ cộng đồng, gặp chủ yếu ở trẻ em từ 2 – 6 tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành chữa trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành trĩ, nứt kẽ hậu môn, suy dinh dưỡng …
Táo bón là gì? Là tình trạng đi tiêu không thường xuyên; hoặc phân cứng, từng viên nhỏ; hoặc đi tiêu khó khăn, đau.
Chẩn đoán táo bón?
Theo tiêu chuẩn ROME IV, táo bón chức năng được xác định khi:
– Trẻ dưới 4 tuổi triệu chứng phải kéo dài ít nhất 1 tháng và phải có ít nhất 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
1/ Đại tiện ≤ 2 lần/tuần.
2/ Tiền sử ứ phân quá mức.
3/ Tiền sử đại tiện phân cứng hoặc đau khi đại tiện.
4/ Tiền sử đại tiện phân khuôn kích thước lớn.
5/ Có khối phân lớn trong trực tràng.
Với những trẻ đã được huấn luyện kỹ năng đại tiện ở nhà vệ sinh (trên 2,5 tuổi) 2 tiêu chuẩn sau có thể được sử dụng:
6/ Són phân ít nhất 1 lần/tuần sau khi đã đạt được kỹ năng đại tiện ở nhà vệ sinh.
7/ Tiền sử đại tiện khuôn phân kích thước lớn, có thể làm tắc bồn cầu.
– Trẻ trên 4 tuổi các triệu chứng phải xuất hiện ít nhất 1 lần/ tuần, kéo dài tối thiểu 1 tháng và phải có ít nhất 2 trong số các tiêu chuẩn sau và không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích.
1/ Đại tiện ≤ 2 lần/tuần.
2/ Són phân ít nhất 1 lần/tuần.
3/ Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc ứ phân quá mức một cách tự ý.
4/ Tiền sử đi phân cứng hoặc đau khi đi ngoài.
5/ Có khối phân lớn trong trực tràng.
6/ Tiền sử đi ngoài khuôn phân kích thước lớn, có thể làm tắc bồn cầu.
Sau khi thăm khám, các triệu chứng không thể được giải thích đầy đủ bởi bất kỳ tình trạng bệnh lý nào.
– Tính chất phân:
Điều trị và phòng ngừa táo bón cơ năng ở trẻ:
Để điều trị bệnh táo bón ở trẻ em, bậc phụ huynh nên kiên nhẫn vì táo bón không hết nhanh như các bệnh thông thường và các bé cũng ít chịu hợp tác hơn.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ em cần phải kết hợp giữa sự thay đổi chế độ ăn uống, thói quen đi tiêu, hoạt động thể chất cùng với việc dùng thuốc (nếu có chỉ định).
Chế độ ăn uống:
Đây là một phương pháp phổ biến hướng dẫn bệnh nhân bị táo bón tăng lượng dịch lỏng và lượng chất xơ ăn vào.
Lượng chất xơ cần mỗi ngày (gram) = số tuổi + 5
Thực phẩm nhiều chất xơ bao gồm: rau quả, bánh mì nguyên cám, đậu hầm, ngũ cốc ăn sáng nguyên hạt.
Thực phẩm nhiều chất xơ tan trong nước | Thực phẩm nhiều chất xơ không tan trong nước |
Bắp
Bí đỏ Cam, quít Xoài, đu đủ |
Bông cải
Bó xôi, bắp cải Đậu Dâu, nho Bánh mì nguyên cám |
Thói quen đi tiêu và tăng cường hoạt động thể lực vận động:
Nên khuyến khích trẻ đi tiêu mỗi ngày, vào khoảng thời gian nhất định. Chú ý cho chân trẻ chạm lên một mặt phẳng khi ngồi đi tiêu. Không hối thúc trẻ.
Có thể kết hợp xoa bụng ở trẻ nhỏ.
Thuốc
Thuốc bôi trơn: dầu parafine.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Lactulose, Hydroxit magie, Polyethylen glycol, PEG, Sorbitol
Thuốc nhuận tràng kích thích: Xiro Senna, Bisacodyl (viên nén 5mg)
Bất cứ khi nào trẻ có các dấu hiệu bị táo bón hoặc nghi ngờ táo bón, bố mẹ cần tư vấn xin vui lòng liên hệ hotline: 1900 588 827 hoặc có thể đưa trẻ đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh để được hỗ trợ trực tiếp!
Bác sỹ Vũ Thị Thanh Hiếu – phòng Kế hoạch tổng hợp