Quai bị là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở trẻ em có tới 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi thường gặp nhất là từ 6 – 10 tuổi. Bệnh vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị và có thể gân ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virus có tên khoa học là Mumps orthorubulavirus (MuV) gây ra viêm tuyến nước bọt mang tai, dưới hàm gây có thể một hoặc cả hai bên.
Hình ảnh virus Mumps orthorubulavirus
- Đường lây truyền: Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc nước bọt của người bệnh khi họ hắt hơi hoặc ho.
- Các triệu chứng của bệnh quai bị: một số trẻ bị nhiễm virus quai bị có thể không biểu hiện triệu chứng. Một số biểu hiện của bệnh quai bị điển hình bao gồm:
- Sốt cao 38-40 độ trong 3 đến 4 ngày.
- Mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh.
- Sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, lan xuống dưới hàm làm mất rãnh hàm dưới, làm biến dạng khuôn mặt.
- Một số bệnh nhân có biến chứng gồm : viêm tụy, viêm buồng trứng, Viêm tinh hoàn, viêm não…
- Phòng bệnh quai bị
- Tiêm phòng vaccin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất: tiêm vaccin Sởi- Quai bị- Rubella: lúc 12-15 tháng, nhắc lại liều 2 lúc 4-6 tuổi . Người lớn tiêm 1 liều duy nhất.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh quai bị.
- Khi đã phát hiện bị bệnh quai bị cần phải cách ly tránh lây lan cho những người xung quanh cho đến khi các biểu hiện bệnh giảm bớt.
- Rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc bé. Hướng dẫn trẻ che miệng khi ho, khi hắt hơi
Khuyến cáo của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh về bệnh quai bị
- Chăm sóc bệnh nhân quai bị:
* Chế độ dinh dưỡng cho trẻ:
– Kiêng những đồ cay, đắng, chua nóng vì có thể gây kích thích tuyến nước bọt, làm tăng hoạt động cuả tuyến có thể gây viêm , sưng. Thay vào đó nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa ,mềm được nấu nhừ để dễ dàng nhai, nuốt như cháo, súp…
– Nên cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả để bổ sung Vitamin A và khoáng chất giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết trong quá trình phục hồi.
– Quan trọng đảm bảo cho trẻ uống đủ nước có thể nước lọc, nước hoa quả, sữa để đảm bảo trẻ không bị mất nước
– Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều hơn để trẻ nhanh chóng hồi phục.
* Chế độ vệ sinh: Cần vệ sinh răng miệng và cơ thể cho trẻ.
– Khi trẻ mắc quai bị , bé vẫn có thể tắm nước ấm và gội đầu bình thường ( khi trẻ không sốt) . Không nên tắm nước lạnh và tắm quá lâu.
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng nước muối loãng để tránh khô môi miệng và hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng.
– Khi trẻ bị bệnh cần nằm phòng riêng, tránh tiếp xúc với các trẻ khác, người chămsóc trẻ nên đeo khẩu trang.
– Không nên cho trẻ nô đùa, chạy nhảy nhằm hạn chế biến chứng viêm tinh hoàn.
– Đối với trẻ bị viêm tinh hoàn, bố mẹ cho con mặc quần lót phù hợp và chườm lạnh để giảm sưng đau
– Nên nghỉ ngơi tuyệt đối khi có hiện tượng sưng, đau ở tinh hoàn.
– Theo dõi và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ.
* Khi thấy trẻ co những biểu hiện như chóng mặt, nôn nhiều hoặc sưng vùng bìu… cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế.
* Lưu ý: Bố mẹ không nên sử dụng lá cây, vôi để bôi, đắp lên vùng bị sưng vì có thể gây bỏng hoặc tăng nguy cơ bội nhiễm.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh với đội ngũ bác sỹ Nhi khoa giàu kinh nghiệm sẽ là địa chỉ tin cậy cho Quý phụ huynh khi trẻ bị bệnh quai bị hoặc có nhu cầu tiêm chủng.
Nếu có thắc mắc cần được tư vấn mời Quý phụ huynh liên hệ theo các cách sau để được hỗ trợ:
——————————————————————————————–
ĐD Nguyễn Thị Thương – Khoa Bệnh nhiệt đới – Tiêu hoá nhi
BỆNH VIỆN SẢN – NHI BẮC NINH |
Add: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh
Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn
☎ Hotline: 1900 588 827
Website: http://benhviensannhibacninh.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/benhviensannhitinhbacninh