Hàng năm, Khoa Bệnh nhiệt đới – Tiêu hóa nhi – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh tiếp nhận và điều trị rất nhiều trường hợp tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng do hội chứng kém hấp thu ở trẻ em. Chúng ta cần hiểu rõ, phát hiện sớm bệnh lý này để phòng tránh những điều không đáng có.
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em là bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải, được chia thành nhiều thể khác nhau có ảnh hưởng đến một/nhiều khâu khác nhau của quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột
Là những tổn thương ở giai đoạn hấp thu qua niêm mạc ruột của Carbonhydrat, Protein, Mỡ, Muối khoáng và vitamin
Là hậu quả của:
+ Rối loạn quá trình tiêu hóa ở lòng ruột
+ Rối loạn hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng ở niêm mạc ruột vào vòng tuần hoàn hệ thống
+ Hoặc cả hai.
Hình ảnh trẻ mắc hội chứng kém hấp thu
Triệu chứng của Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em
– Chướng bụng và đi ngoài phân nước có kèm theo hoặc không triệu chứng đau bụng, da vùng quanh hậu môn đỏ có thể là biểu hiện của không dung nạp carbonhydrate.
– Nôn và buồn nôn, chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy có thể là triệu chứng của nhiễm Giardia mạn tính
– Nôn, đi ngoài phân máu kèm theo đau bụng từ mức độ vừa đến nặng có thể là biểu hiện của dị ứng protein hoặc tổn thương ruột (viêm ruột)
– Các biểu hiện toàn thân: mệt mỏi, thiếu máu, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, yếu mệt, chán ăn.
– Phân bất thường: Phân lỏng với các thành phần thức ăn không tiêu hóa trong phân, phân lỏng toàn nước nhiều bọt mùi chua, phân nhày hoặc bóng mỡ hoặc phân có nhày máu
Hội chứng kém hấp thu có nguy hiểm và điều trị được không?
Để chẩn đoán được Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em ngoài các triệu chứng lâm sàng còn dựa vào 1 số xét nghiệm cận lâm sàng tìm căn nguyên.
Mức độ nặng và nguy hiểm còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Biến chứng thường gặp nhất trong hầu hết các căn nguyên là Suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển tâm thần vận động và lâu dài gây tổn thương nhiều cơ quan khác.
Cần phải phân loại Hội chứng kém hấp thu để điều trị:
– Phân loại theo chất hấp thu: Kém hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng hay chọn lọc từng chất dinh dưỡng riêng biệt.
– Phân loại theo sự tổn thương các thành phần của cơ quan hấp thu.
Điều trị hội chứng kém hấp thu theo từng nguyên nhân.
– Không dung nạp gluten: chế độ ăn không có gluten (không ăn thức ăn có chứa
bột mì), cho thêm sắt, vitamin.
– Không dung nạp đường lactose: chế độ ăn không có đường lactose
– Điều trị kém hấp thu do nguyên nhân vi khuẩn và KST đường ruột: Dinh dưỡng điều trị đóng vai trò quan trọng nhằm mục tiêu:
+ Cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin và muối khoáng để trẻ có thể nhanh chóng phục hồi những tổn thương ở niêm mạc ruột.
+ Tránh cho trẻ ăn hoặc uống những thức ăn làm tiêu chảy nặng thêm.
+ Giảm tạm thời số lượng sữa động vật hoặc đường lactose trong chế độ ăn.
+ Đảm bảo chắc chắn cung cấp đầy đủ các thức ăn cho trẻ trong thời kỳ lành bệnh để hồi phục suy dinh dưỡng.
+ Kháng sinh chỉ được dùng khi biết rõ nguyên nhân.
+ Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy như thuốc giảm nhu động ruột, giảm xuất tiết, thuốc hấp phụ vì các thuốc này không có tác dụng trên
bệnh nhân kém hấp thu
– Ngoài ra một số căn nguyên khác như : Tiêu chảy mạn tính thứ phát do giảm hấp thu acid mật, Rối loạn hấp thu do bệnh lý dị ứng, Thiếu men Sucrase – isomantase, Nguyên nhân do bệnh gan mật, Bệnh xơ nang tụy, Hội chứng Schwachman – Diamond
– Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong viêm ruột do nguyên nhân tự miễn
Tóm lại Hội chứng kém hấp thu có thể điều trị được tùy vào căn nguyên và các cách điều trị khác nhau. Vì vậy, cần cho trẻ có nguy cơ đến khám để giải quyết và điều trị sớm
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh với đội ngũ bác sỹ Nhi khoa giàu kinh nghiệm sẽ là địa chỉ tin cậy cho Quý phụ huynh khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị Hội chứng kém hấp thu.
Nếu có thắc mắc cần được tư vấn mời Quý phụ huynh liên hệ theo các cách sau để được hỗ trợ:
——————————————————————————————–
BỆNH VIỆN SẢN – NHI BẮC NINH |
Add: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh
Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn
☎ Hotline: 1900 588 827
Website: http://benhviensannhibacninh.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/benhviensannhitinhbacninh
BS Lương Thị Yến Khoa Bệnh nhiệt đới – Tiêu hoá nhi