Sặc sữa vào phổilà gì?
Sặc sữa vào phổi là hiện tượng trẻ hít sữa vào đường thở khiến sữa tràn vào trong khí quản, phế quản hoặc đi vào các phế nang, làm cho đường hô hấp bị tắc nghẽn, gây cản trở đến quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch. Từ đó, làm trẻ bị thiếu oxy, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa vào phổi
Trẻ bị sặc sữa vào phổi chủ yếu là do mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cho bé bú không đúng tư thế, thời điểm cho bé bú không phù hợp như: trẻ đang bị ho, đang khóc, sữa mẹ xuống quá nhiều mà không được điều tiết phù hợp, với tốc độ uống sữa của con.
Ngoài ra, hiện tượng nôn trớ nghiêm trọng sau khi ăn quá no, cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa vào phổi.
Khi bị sặc sữa vào phổi, trẻ ho sặc sụa, tím tái hoặc ho mạnh, khóc thét
- Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi
- Trẻ đang bú hoặc sau khi bú no đột ngột ho sặc sụa, tím tái, ho mạnh, khóc thét. Sữa trào ra từ đường mũi, miệng khiến trẻ trở nên hốt hoảng, khó thở.
- Trẻ bị sặc sữa vào phổi nghiêm trọng có thể khiến tim ngưng, làm ảnh hưởng đến đường thở, dẫn đến ngưng hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được xử lý nhanh chóng, kịp thời.
- Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ có biểu hiện bị sặc sữa vào phổi, ba mẹ phải bình tĩnh, thực hiện ngay các việc làm sau để đảm bảo an toàn cho bé:
4.1 Nhanh chóng vỗ lưng và ấn ngực
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ nên đặt con nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải. Sau đó, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào vị trí giữa 2 xương bả vai của trẻ. Động tác này làm gia tăng áp lực trong lồng ngực, nên giúp đưa sữa bị trào ngược ra khỏi đường hô hấp của trẻ.
Nếu nhận thấy trẻ còn khó thở, chưa hết tím tái, mẹ cần đặt con nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, rồi đưa ngón tay trỏ và ngón giữa ấn mạnh 1 cách đột ngột 5 lần, ở nửa dưới xương ức, dưới đường nối giữa 2 ngực khoảng 1 – 2cm. Lặp lại động tác này cho đến khi trẻ có dấu hiệu thở đều thì dừng lại.
4.2 Hà hơi thổi ngạt nếu trẻ có biểu hiện ngưng thở
Nếu trẻ có biểu hiện ngưng thở, bố mẹ nên kết hợp các biện pháp trên với động tác hà hơi thổi ngạt: Ngậm mũi và miệng trẻ rồi thổi vào trong cho đến khi cảm thấy lồng ngực của trẻ nhô lên. Đồng thời, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
- Mỗi năm Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Ninh đã cấp cứu và điệu trị thành công hàng chục ca sặc sữa,…Sặc sữa rất nguy hiểm đối với trẻ em, phụ huynh cần biết cách cấp cứu sớm, gọi cấp cứu 115 kịp thời, hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh có số điện thoại Hotline 1900588827 hoặc qua trang thông tin điện tử: benhviensannhibacninh.vn, để được tư vấn và hướng dẫn xử trí nhé!
CNĐD Nguyễn Thị Hưng – Phòng KHTH
——————————————————————————————–
BỆNH VIỆN SẢN – NHI BẮC NINH |
Add: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh
Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn
Hotline: 1900 588 827
Website: http://benhviensannhibacninh.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/benhviensannhitinhbacninh