Đuối nước là một cấp cứu thường gặp trong bệnh viện và ngoài cộng đồng, là nguyên nhân hàng đầu trong các trường hợp tử vong do tai nạn ở trẻ <15 tuổi. Đuối nước gây hậu quả nghiêm trọng tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có tới 70% trẻ đuối nước được cứu sống nếu cấp cứu cơ bản tốt.
Triệu chứng lâm sàng:
- Phụ thuộc vào :
- Thời gian chìm trong nước
- Lượng nước hít vào
- Biểu hiện:
- Suy hô hấp
- Rối loạn tri giác
- Rối loạn tuần hoàn
- Chấn thương và các triệu chứng khác
Triệu chứng hô hấp: Các biểu hiện thay đổi tùy mức độ
- Trẻ còn tự thở, nhịp thở nhanh, chậm.
- Suy hô hấp: khó thở, co rút cơ hô hấp, tím.
- Tổn thương thực thể tại phổi.
- Rối loạn nhịp thở.
- Ngừng thở.
Triệu chứng tuần hoàn: Giảm oxy máu thiếu máu cục bộ gây
- Rối loạn nhịp tim: mạch nhanh nhỏ, hoặc không bắt được.
- Giảm tưới máu: vân tím, chi lạnh.
- Rung thất
- Vô tâm thu
- Huyết áp có thể bình thường, tăng hoặc giảm.
Triệu chứng thần kinh: Tình trạng toan chuyển hóa và giảm oxy máu dẫn đến
- Phù não, tăng áp lực nội sọ
- Tổn thương tế bào não do thiếu oxy
- Hôn mê
- Di chứng thần kinh: động kinh, mù, giãn não thất, hôn mê kéo dài, chết não.
Các triệu chứng khác:
- Tại thận: tổn thương thận cấp, có thể có albumin niệu, Hb niệu hoặc vô niệu do thiếu máu.
- Thân nhiệt : thường gặp là hạ nhiệt độ< 35 ºC
< 28 ºC: nhịp chậm, rung thất, vô tâm thu.
< 25 ºC: hôn mê sâu.
- Giảm tiểu cầu gây xuất huyết, đông máu nội mạch rải rác.
- Hạ đường huyết
- Rối loạn Natri, Kali
- Xuất huyết tiêu hóa : nôn ra máu, ỉa phân đen.
- Chấn thương kèm theo:
- Gãy xương
- Dấu hiệu trẻ bị bạo hành
Xử trí
Xử trí tại chỗ
- Cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho nạn nhân.
- Gọi sự trợ giúp.
- Đưa nạn nhân ra khỏi nước mà không gây nguy hiểm cho người cứu.
- Cố định cột sống cổ ngay nếu nghi ngờ tổn thương.
- Tiến hành cấp cứu cơ bản ngay theo trình tự A, B, C.
A – Đường thở
- Đặt trẻ nằm đầu thấp sấp mặt
- Làm thông thoáng đường thở lau dị vật đờm dãi, chất nôn từ mũi miệng.
- Ép vào lồng ngực để tống nước ra ngoài
- B – Thở
- Tiến hành hà hơi thổi ngạy miệng miệng hoặc miệng mũi ngay khi kéo bệnh nhân ra khỏi nước.
- C- Tuần hoàn
- Ép tim ngoài lồng ngực ngay khi mạch nhanh, nhỏ.
Cấp cứu ngừng thở
Kỹ thuật ép tim
Khi có đội cứu trợ: Tùy tình trạng bệnh nhân mà tiến hành:
- Thông khí qua mặt nạ, canuyl miệng họng, mũi họng hoặc đặt nội khí quản nếu cần.
- Lập đường truyền tĩnh mạch hoặc đường truyền trong xương truyền dịch, dùng vận mạch.
- Đặt sonde dạ dày tránh trào ngược.
- Lau khô, giữ ấm và nhanh chóng chuyển viện gần nhất.
- Tiếp tục cấp cứu trong quán trình vận chuyển.
Khi nào cần nhập viện?
Tất cả các trường hợp ngạt nước cần đưa tới cơ sở y tế.
Cần nhập viện nếu:
- Bệnh nhân tím tái, ngừng thở khi vớt lên.
- Chìm trong nước > 1 phút.
- Suy hô hấp.
- Hôn mê.
Phòng tránh đuối nước
- Rào chắn ao hồ, đậy kín các vật chứa nước trong nhà.
- Giám sát khi trẻ tập bơi, tắm biển.
- Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông: luôn có người lớn giám sát.
- Không cho bệnh nhân động kinh bơi.
- Nên hướng dẫn tập bơi, cho trẻ học bơi.
- Hướng dẫn sơ cứu đuối nước cho cộng đồng
Đuối nước là cấp cứu thường gặp ở trẻ em nước ta, 70% trẻ đuối nước được cứu sống nhờ cấp cứu tại chỗ đúng cách. Cấp cứu cơ bản càng sớm càng tốt có vai trò quyết định kết quả điều trị.
Bác sĩ CK II. Vũ Thị Thanh Hiếu – phòng KHTH