Theo thống kê, hàng năm có tới 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn; 36% độ tuổi vị thành niên cho biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25.
Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 250.000 đến 300.000 ca phá thai. Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn được biết là do không áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là 55,6%; do thất bại của các BPTT là 39,5% (sử dụng không đúng cách, sử dụng các BPTT truyền thống kém hiệu quả); do nhu cầu không được đáp ứng – có nhu cầu KHHGĐ nhưng không được cung cấp biện pháp tránh thai, không tiếp cận được các dịch vụ.
Dưới đây là các biện pháp tránh thai phổ biến nhất, ưu và nhược điểm từng loại để mọi người có thể lựa chọn cách phù hợp nhất với mình nhé.
-
Tránh thai bằng cách tính ngày kinh
Người phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn (vòng kinh từ 28 – 32 ngày) sẽ rụng trứng (hay còn gọi là phóng noãn) rơi vào khoảng giữa tháng, tức là vào ngày thứ 14 bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo (đếm ngược). Tổng thời gian rụng trứng là 10 ngày, bao gồm 5 ngày đầu và 4 ngày tiếp theo sau khi rụng trứng. Nếu quan hệ vào thời gian này thì có thể tránh khả năng mang thai.
Ưu điểm: Không có tác dụng phụ trên cơ thể, không cần dùng thuốc, cảm giác chân thật hơn, vợ chồng hòa hợp đạt được nhiều khoái cảm.
Nhược điểm: Tỷ lệ tránh thai chỉ đạt khoảng 75%, vì đôi khi thời gian rụng trứng có thể bị chệch, xảy ra sớm hoặc trễ hơn một chút so với dự tính.
2. Tránh thai bằng bao cao su
Bao cao su hoạt động như một lớp màng mỏng ngăn chặn tinh trùng gặp trứng, hiệu quả tránh thai rất cao.
Ưu điểm: Không cần dùng thuốc, tránh lây nhiễm bệnh tình dục, nếu sử dụng đúng cách có thể đạt tỷ lệ tránh thai trên 98%.
Nhược điểm: Bao cao su có giá thành rẻ, tiện dụng nhưng có một số ít người sẽ bị dị ứng với chất liệu của nó. Điều này sẽ gây ra một số phản ứng bất lợi và ảnh hưởng đến đời sống tình dục của các cặp vợ chồng. Bên cạnh đó, nếu không được đeo đúng cách và chọn size phù hợp thì nó có thể bị tụt, rách, dẫn đến hậu quả tránh thai không cao.
3. Tránh thai bằng cách đặt vòng
Hiện nay vòng tránh thai có 2 loại thông dụng là vòng hình chữ T và vòng hình cánh cung, được đặt vào bên trong tử cung của phụ nữ. Ngoài hình dạng thì vòng tránh thai còn được chia làm 2 loại là loại chứa thuốc và không chứa thuốc (được cho thêm proestin để cải thiện hiệu quả tránh thai cao hơn). Vật liệu làm vòng tránh thai rất đa dạng như từ silicone, nhựa, đồng, thép không gỉ.
Ưu điểm: Thời gian tránh thai lâu và tạo cảm giác chân thật với tỷ lệ thành công khoảng 90%. Đặc biệt, khi muốn sinh con thì có thể tháo bỏ.
Nhược điểm: Cách tránh thai này có nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới, viêm phụ khoa… Hơn nữa, nếu nó rơi ra mà không phát hiện có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung hoặc nó tụt vào sâu bên trong có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người phụ nữ.
4. Tránh thai bằng cách sử dụng thuốc
Thuốc tránh thai được rất nhiều chị em tin dùng, đặc biệt là loại hằng ngày và cấp tốc. Cả 2 loại này đều chứa progesterone và estrogen, có tác dụng thay đổi môi trường tử cung và thúc đẩy các nang trứng ngừng phát triển, ngăn chặn trứng gặp tinh trùng để đạt được hiệu quả tránh thai.
Ưu điểm: Hiệu quả tránh thai tốt, tỷ lệ thành công 99%, thuận tiện và hiệu quả. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày nó có tác dụng điều chỉnh rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt (do có chứa estrogen), giảm tỷ lệ mắc bệnh tăng sản vú và ung thư buồng trứng.
Nhược điểm: Thuốc tránh thai chỉ có tác dụng tránh thai nên không thể ngăn ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục. Hơn nữa, nếu sử dụng trong thời gian quá dài có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất một số hormone của cơ thể, thậm chí gây ra vô kinh và vô sinh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai cấp tốc cũng bị hạn chế số lượng hàng tháng, nếu dùng quá liều sẽ không có hiệu quả trong việc tránh thai.
5. Tránh thai bằng cách thắt ống dẫn tinh
Đây là phương pháp phẫu thuật dành cho nam giới, bác sĩ sẽ thắt ống dẫn tinh, ngăn không cho tinh trùng xuất ra gặp được trứng, đạt được hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên, nhiều người đàn ông châu Á cho rằng việc tránh thai là của phụ nữ nên họ không thích sử dụng phương pháp này.
Ưu điểm: Nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, tránh thai lâu dài với tỷ lệ thành công là 99,9% và không ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của nam giới. Tỷ lệ thắt ống dẫn tinh thành công là 80% ~ 90%.
Nhược điểm: Sau ca phẫu thuật, nam giới cần có thời gian chăm sóc hậu phẫu để ngăn ngừa một số biến chứng hoặc nhiễm trùng.
-
Tránh thai bằng triệt sản nữ
Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu thuật làm gián đoạn vòi tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện thụ tinh.
Ưu điểm: Hiệu quả tránh thai cao (>99%), không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và không ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, ham muốn và sinh hoạt tình dục.
Nhược điểm: Triệt sản nữ không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục và phải nằm viện thực hiện cuộc phẫu thuật. Chi phí phẫu thuật đắt tiền. Khó phục hồi khả năng sinh đẻ và dễ xảy ra tai biến nếu không tuân thủ quy trình phẫu thuật chặt chẽ. Ngoài ra, cần phải lựa chọn cơ sở y tế được trang thiết bị đủ điều kiện và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về triệt sản nữ khi phẫu thuật.
Nguồn: Bộ Y tế
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thu – khoa KSNK