Tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ sau khi sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Tuy bệnh tắc tia sữa không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ, ví dụ như viêm vú từ đó gây ra nhiễm trùng hay áp xe vú.
Tắc tia sữa nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm vú
Những cách thông tắc tia sữa nhanh chóng và hiệu quả nhất
Tiếp tục cho trẻ bú thường xuyên
Để thông tắc sữa mẹ nên cho bé bú trực tiếp và thường xuyên. Nếu mẹ đang nghĩ đến việc ngừng cho con bú sữa mẹ vào lúc này, mẹ sẽ cần phải thông tắc tia sữa trước và sau đó ngừng dần dần. Nếu cảm thấy đau đớn khi cho con bú vì núm vú bị đau, mẹ có thể vắt sữa thay thế trong một thời gian.
Cho bé bú trực tiếp vú mẹ và bú thường xuyên để thông tắc sữa mẹ
Sử dụng máy vắt sữa làm rỗng hoàn toàn bầu vú sau khi bé bú xong
Sau khi cho bé ăn: Nếu con ngủ thiếp đi nhanh chóng hoặc bú không hiệu quả, hãy thử ép vú và/hoặc vắt sữa sau khi cho bú.
Đắp khăn lạnh hoặc gói gel mát sau khi cho bú.
Cho con bú hoặc vắt sữa thường xuyên hơn nếu vú căng tức một cách khó chịu. Khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá dài cũng có thể làm cho ống dẫn sữa bị tắc.
Sử dụng máy vắt sữa làm rỗng hoàn toàn bầu vú sau khi bé bú xong
Massage trước và trong khi cho bé bú
Nhẹ nhàng xoa bóp vú, tập trung vào bất kỳ cục u hoặc vùng đau nào bằng đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay trước và trong khi cho bé bú.
Có thể hữu ích nếu bắt đầu cho bú từ bên căng trước để bé có thể làm mềm vú và thông ống dẫn sữa bị tắc.
Thay đổi tư thế cho bé bú
Khi cho bé bú, mẹ nên đổi các tư thế khác nhau bởi ở mỗi tư thế dưới lực bú mút bé sẽ tác động đến các tia sữa khác nhau. Càng đổi nhiều tư thế sẽ tạo ra nhiều lực hút thông tia sữa.
Chườm nóng bầu ngực
Mẹ có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm đắp lên ngực, hoặc dùng chai thủy tinh chứa nước ấm lăn qua lăn lại trên bầu ngực để thông tia sữa, giúp sữa chảy đều đặn hơn. Lưu ý không sử dụng nước quá nóng để tránh việc bỏng rát.
Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và uống nhiều nước
Mẹ tắc tia sữa cần uống nhiều nước
Sau khi sinh, cơ thể mẹ mệt mỏi, bị giảm sức khỏe vì vậy, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều để hồi phục cơ thể. Mẹ hãy cố gắng nhờ sự trợ giúp của người thân trong các công việc nhà hay hỗ trợ chăm sóc em bé để được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Mẹ cần phải ăn uống đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái. Nhiều mẹ bị tắc sữa nghiêm trọng do căng thẳng và lo lắng dẫn đến rối loạn âu lo và lúng túng khi tìm biện pháp xử lý.
Uống đủ nước trong khi đang cho con bú – đặc biệt là trong thời gian đầu. Mẹ nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày, tức là nhiều hơn nhu cầu so với người bình thường để thanh lọc cơ thể và tạo sữa cho bé.
Nếu cục u vẫn chưa tan sau một hoặc hai ngày, hoặc các triệu chứng xấu đi (ví dụ như sốt và các triệu chứng giống như cúm), hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Một số thảo mộc hỗ trợ giảm tắc tia sữa
Túi thảo dược chườm ngực chữa tắc tia sữa
Chườm ngực bằng thảo dược: Các loại thảo mộc có tác dụng tốt trong việc chườm ngực, chống viêm và giảm sưng (hoa cúc, cúc kim tiền, hoa oải hương), tăng lưu thông và thoát dịch bạch huyết (rễ ngưu bàng, cỏ thi, bồ công anh). Lá bắp cải giảm đau.
Thực hiện đắp bằng cách sau:
Đổ nước sôi lên trên các loại thảo mộc và ngâm 10-15 phút.
Khi chạm vào đủ mát, hãy đắp các loại thảo mộc làm thuốc đắp, hoặc nhúng một miếng vải cotton vào dịch truyền ấm, vắt ra và quấn quanh vú và dưới nách.
Giữ thuốc đắp cho đến khi nguội. Bôi lại trong ngày.
Bôi dầu dừa: Xoa bóp dầu dừa quanh toàn bộ bầu ngực lên đến vùng cánh tay, đặc biệt tập trung vào khu vực ống dẫn sữa bị tắc hoặc núm vú bị nứt. Nó giúp mô vú ngay lập tức mềm đi và giảm đau.
Sử dụng khoai tây: Bôi dầu dừa, sau đó đặt khoai tây cắt lát mỏng (hoặc nghiền) lên vú có ống dẫn sữa bị tắc. Đặt chúng xung quanh bầu ngực, và mặc áo ngực để giữ các lát khoai tây ở đúng vị trí. Đặt lên vú và phủ một miếng vải sạch. Để trong ít nhất 1 giờ. Có thể pha với nước nóng hoặc chườm lạnh, tùy theo cảm giác nào tốt hơn.
Phòng ngừa tắc tia sữa
Để ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:
- Cho bé bú trực tiếp vú mẹ và bú thường xuyên.
- Thường xuyên hút sữa ra ngoài để tránh sữa còn thừa lại ứ đọng trong bầu ngực gây bít tắc ống dẫn sữa.
- Uống nhiều nước.
- Ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất cần thiết.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan.
- Mặc áo ngực thoải mái, không bó sát và không nằm sấp khi ngủ hay nghỉ ngơi.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ nắm được các cách thông tắc tia sữa, nhờ đó xử lý tốt vấn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng sữa mẹ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, các mẹ có thể liên hệ đến hotline bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh: 19005888527 để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!
Bác sĩ CK II. Vũ Thị Thanh Hiếu – phòng KHTH.