Mang thai là khoảng thời gian tuyệt vời, nhưng không phải lúc nào mẹ bầu cũng cảm thấy thoải mái. Trong khi bạn đang ngóng trông thiên thần nhỏ của mình, sự thay đổi hóc môn và tử cung đang lớn dần có thể dẫn đến rất nhiều triệu chứng. Hầu hết cảm giác khó chịu khi mang thai là bình thường, nhưng chúng đôi khi cũng là những dấu hiệu cảnh báo cho những thứ nghiêm trọng hơn. Việc tìm hiểu và nhận ra những dấu hiệu bất thường đó vì vậy cũng rất là quan trọng.
Bài viết dưới đây sẽ nêu ra một số triệu chứng thường gặp khi mang thai:
BS CKII. Nguyễn Thị Bích Thanh- Phó Giám đốc BV tư vấn một số triệu chứng
thường gặp khi mang thai để giúp các mẹ chuẩn bị tốt hơn trong quá trình mang thai.
1. Buồn nôn và nôn
Cảm giác buồn nôn và hay nôn mửa, được biết đến như là ốm nghén, là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai, có thể xảy ra vào sáng sớm hay bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tình trạng này có thể kéo dài đến tuần thứ 14 của thai kì, tuy nhiên nó cũng có thể kéo dài suốt trong thời kì mang thai. Thậm chí, triệu chứng này có thể tồi tệ hơn khi mang thai đôi.
2. Mệt mỏi
Nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi và cần chợp mắt một lúc, bạn không phải là người duy nhất có triệu chứng đó. Cơ thể của bạn đang làm việc rất vất vả và đang trải qua những sự thay đổi về thể chất và cảm xúc khi đứa trẻ đang phát triển dần, và bạn đang chuẩn bị cho quá trình làm mẹ.
3. Đi tiểu nhiều
Khi bạn mang thai, hệ tuần hoàn hoạt động nhiều hơn khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn. Thêm vào việc tử cung lớn dần gây ra áp lực lên bàng quang cũng khiến bạn phải vào nhà vệ sinh nhiều hơn bình thường. Tiểu nhiều có xu hướng xảy ra ở 3 tháng đầu thai kì và 3 tháng cuối thai kì.
Mẹ bầu trao đổi với các BS về những lo lắng khi mang thai tại Phòng Tư vấn tiền sản- tầng 2 BV Sản Nhi
4. Ợ nóng và khó tiêu
Ợ nóng và khó tiêu có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong khi mang thai, tuy nhiên chúng thường biểu hiện vào khoảng 3 tháng giữa và cuối của thai kì. Bởi vì sự lớn dần của phôi thai gây áp lực lên dạ dày, thức ăn có thể đọng lại ở thực quản và gây ra vị chua trong miệng cùng với sự nóng trong và cảm giác khó chịu.
5. Táo bón, xì hơi và đầy bụng
Trong suốt giai đoạn mang thai, thức ăn di chuyển chậm hơn trong hệ tiêu hoá để hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đồng thời, khi tử cung lớn dần, nó bắt đầu đè lên ruột (ruột non và ruột già). Sự tiêu hoá chậm và áp lực lên trực tràng có thể dẫn đến táo bón, tạo khí gas trong ruột, xì hơi và những cơn đau.
6. Suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân có thể gây đau và cảm giác ngứa, nóng trong và xuất huyết. Tình trạng có xu hướng phát triển vào cuối thai kì khi mà sức nặng của thai nhi gây áp lực lên các tĩnh mạch. Tình trạng này thường xuyên tự biến mất sau sinh, nhưng có một số trường hợp vẫn còn sau sinh.
7. Đau lưng
Trong quá trình mang thai, ngực lớn dần, bụng to ra, kích thước tăng lên, và các cơ, dây chằng và các khớp bị dãn và trở nên lỏng lẻo. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng tới trọng tâm cơ thể dẫn đến sự mất thăng bằng. Khi mà sự điều chỉnh cơ thể như bả vai và lưng có thể dẫn đến sự đau lưng ở cả vùng trên và dưới.
Theo Thạc sĩ Phạm Huy Cường- Phó trưởng khoa Sản bệnh, lo lắng về những thay đổi của cơ thể khi mang thai là rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu nên nhớ rằng: hầu hết những người mang thai đều khoẻ mạnh và những biểu hiện khó chịu phổ biến thì cũng thường xuyên xảy ra, đồng thời cũng gây ra cảm giác không hề thoải mái. Trong phần lớn các trường hợp, những gì mẹ bầu đang cảm thấy không hề nguy hiểm cho cả bạn và bé tẹo nào.
Bằng việc chuẩn bị tốt kiến thức về mang thai, mẹ bầu sẽ tự tin hơn về những gì bạn đang trải qua trong thời kì mang thai là bình thường. Đồng thời, bạn cũng dễ dàng nhận ra những biểu hiện lạ để có thể thông báo với bác sĩ một cách kịp thời. Qua đó, mẹ bầu sẽ không phải bận tâm nhiều về những triệu chứng khó chịu và an tâm hưởng thụ khoảng thời gian mang thai của mình.
Hồng Minh – Phòng Điều dưỡng