Ngày 07/04/2021, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh phối hợp với bệnh viện Nhi Trung ương khám, đánh giá và làm trắc nghiệm tâm lý 100 trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Hiện nay, công nghệ 4.0 càng phát triển, hoạt động tay chân và giao tiếp trực tiếp giữa người với người càng ít đi, khả năng con người rơi vào tự kỷ ngày càng lớn. Đây là một thực trạng đáng báo động. Tại Mỹ, theo một khảo sát được công bố năm 2014, cứ 68 trẻ thì có một trẻ bị rối loạn tự kỷ. Tại Việt Nam, vấn đề tự kỷ được quan tâm nhiều hơn từ những năm 2000 khi tỷ lệ người mắc chứng tự kỷ ở Việt Nam gia tăng rõ rệt cùng với xu hướng chung của thế giới, trở thành một vấn đề xã hội được quan tâm. Tuy nhiên, kiến thức về chăm sóc và can thiệp về rối loạn phổ tự kỷ không phải ai cũng biết.
Phòng can thiệp cho trẻ tự kỷ
Vậy rối loạn phổ tự kỷ là gì? Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật phát triển gây ra bởi những khác biệt trong não bộ. Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây ra những khác biệt này đối với hầu hết những người mắc ASD. Tuy nhiên, một số người mắc ASD có một sự khác biệt đã biết, chẳng hạn như điều kiện di truyền. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ASD, mặc dù hầu hết các nguyên nhân vẫn chưa được biết. Thông thường, hình thức bên ngoài của người mắc ASD không có gì khác biệt với người khác, nhưng họ có thể giao tiếp, tương tác, cư xử, và học tập theo cách khác với hầu hết mọi người. Khả năng học tập, tư duy, và giải quyết vấn đề của người mắc ASD có thể nằm trong phạm vi từ tài năng đến gặp khó khăn nghiêm trọng. Một số người mắc ASD cần được giúp đỡ nhiều trong cuộc sống hàng ngày; số khác cần ít hơn. Chẩn đoán ASD hiện nay gồm có nhiều điều kiện từng được chẩn đoán riêng: rối loạn tự kỷ, rối loạn phát triển rộng khắp không được cho biết khác (PDD-NOS), và hội chứng Asperger. Những điều kiện này hiện nay được gọi là rối loạn phổ tự kỷ.
Một số dấu hiệu của ASD là gì? Người mắc ASD thường gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội, tình cảm, và giao tiếp. Họ có thể lặp lại những hành vi nhất định và có thể không muốn thay đổi các hoạt động hàng ngày của mình. Nhiều người mắc ASD cũng có những cách học tập, chú ý, hoặc phản ứng khác biệt. Các dấu hiệu của ASD bắt đầu vào đầu đời và kéo dài suốt đời.
Trẻ em hoặc người lớn mắc ASD có thể:
- Không chỉ vào đồ vật để cho biết mình quan tâm (ví dụ như, không chỉ vào một chiếc máy bay đang bay qua)
- Không nhìn vào đồ vật khi một người chỉ vào
- Gặp khó khăn trong việc liên kết với người khác hoặc hoàn toàn không quan tâm đến người khác
- Tránh giao tiếp bằng mắt và muốn ở một mình
- Gặp khó khăn khi hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc của chính mình
- Không muốn được bồng bế hoặc ôm ấp, hoặc có thể chỉ ôm khi muốn
- Tỏ ra không nhận thức khi mọi người nói chuyện với họ, nhưng phản ứng với những âm thanh khác
- Rất quan tâm đến mọi người, nhưng không biết cách nói chuyện, chơi hoặc liên kết với họ
- Lặp lại hoặc nhắc lại những từ hoặc cụm từ đã nghe, hoặc lặp lại những từ hoặc cụm từ thay cho ngôn ngữ bình thường
- Khó diễn tả nhu cầu của mình bằng từ ngữ hoặc yêu cầu
- Không chơi những trò “giả vờ” (ví dụ như, không giả vờ cho búp bê “ăn”)
- Lặp đi lặp lại các hành động
- Gặp khó khăn trong thích nghi khi có thay đổi so với hoạt động hàng ngày
- Có những phản ứng bất thường với mùi, vị, hình thức, cảm giác hoặc âm thanh …
Trẻ tự kỷ được phát hiện sớm và can thiệp sớm (tốt nhất là 2-4 tuổi) sẽ có hiệu quả can thiệp tốt hơn, giảm các ảnh hưởng về chức năng sinh hoạt, học tập, hòa nhập xã hội.
Đăng ký khám: Phòng khám tâm bệnh – Khoa Nội nhi tổng hợp
Hoặc đăng ký qua số điện thoại hotline CSKH: 1900 588 827
Website: www.benhviensannhibacninh.vn
Fanpage: Phòng Công tác xã hội – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
BSCKII. Trần Thị Thủy – Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp