Tiêm chủng là một phần quan trọng của chương trình y tế dự phòng cho trẻ nhỏ. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ là phương pháp quan trọng để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ tốt nhất sức khỏe của trẻ khỏi nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vậy các mũi tiêm chủng cho trẻ gồm những gì?
- Các mũi vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng:
Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT, Bộ Y tế đã đưa ra danh mục các vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng như sau:
- Một số vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng:
Ngoài những vắc xin được liệt kê trong danh mục vắc xin tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể cho trẻ thực hiện tiêm chủng dịch vụ để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Các mũi vắc xin cần được tiêm bổ sung cho trẻ bao gồm:
– Vắc xin phòng thủy đậu
– Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
– Vắc xin phòng viêm gan A, A+B
– Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp A+C, tuýp B+C
– Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa
– Vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus
– Vắc xin phòng cúm
– Vắc xin phòng dại
– Vắc xin phòng thương hàn
– Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (cho trẻ từ 9 tuổi trở lên)
3. Lưu ý trước khi tiêm vắc xin
- Đảm bảo tiêm ngừa cho bé đúng lịch theo hướng dẫn
- Chuẩn bị đủ giấy tờ, phiếu tiêm chủng.
- Không cho bé ăn quá no hoặc trong tình trạng đói.
- Vệ sinh cá nhân cho bé sạch sẽ.
- Theo dõi và thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé trước khi tiêm chủng (các loại thuốc bé đang sử dụng, vắc xin, thuốc, thức ăn gây dị ứng cho bé)
4. Lưu ý sau khi tiêm vắc xin
- Theo dõi tại điểm tiêm chủng:
– Theo dõi trẻ tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng, theo dõi các dấu hiệu sớm của phản ứng dị ứng, quá mẫn sớm.
– Kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể và vết tiêm trước khi cho trẻ về.
- Theo dõi tại nhà sau tiêm
– Lưu ý tiếp tục theo dõi ít nhất 24 tiếng sau tiêm về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm.
– Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thoải mái
– Duy trì chế độ ăn, bú mẹ bình thường và cho uống nhiều nước hơn.
– Có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, ibuprofen đúng liều lượng, chườm lạnh giảm đau và giảm sưng tại vết tiêm cho bé (nếu có).
– Nhận biết các phản ứng sau tiêm phòng vắc xin thường gặp đối với trẻ như sốt nhẹ, vết tiêm bị sưng đau, dị ứng và một số phản ứng khác.
Tất cả các trường hợp tiêm vắc xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi có các dấu hiệu bất thường như:
– Sốt cao liên tục trên 39oC, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt cao kéo dài hơn 24 giờ.
– Co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã hoặc kém tương tác, trẻ mệt xỉu, li bì, bú kém, bỏ bú.
– Phát ban, nổi mề day
– Khó thở, thở nhanh, thở rên, tím tái, da nổi vân tím, chân tay lạnh.
– Khi các phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến cha mẹ lo lắng.
Thực hiện tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh:
– Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc xin phòng bệnh và phác đồ tiêm theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Đội ngũ tiêm chủng luôn sẵn sàng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
Khi cần tư vấn về thông tin các mũi tiêm chủng vắc xin, vui lòng đến trực tiếp hoặc liên hệ theo số hotline: 0915.970.783 hoặc 0836.116.990 – Khoa Khám Bệnh – Phòng Tiêm chủng dịch vụ – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh để thêm thông tin chi tiết.
Nguyễn Thị Mỹ, tổ dls & thông tin thuốc, Khoa Dược.
——————————————————————————————–
BỆNH VIỆN SẢN – NHI TỈNH BẮC NINH |
? Add: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh, Bắc Ninh
? Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn
☎ Hotline: 1900 588 827
? Website: http://benhviensannhibacninh.vn
? Fanpage: https://www.facebook.com/benhviensannhitinhbacninh